Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

BÀI 1 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

2.2. Hóa chất: -Glycine 0.02%, albumin 1%, NaOH 10%, CuSO4 1%. - Dung dịch hồ tinh bột, dung dịch lugol, HCl đậm đặc, H2SO4 75%. - Soudan III, cồn 20%, glycerin, cồn tuyệt đối. 3. THỰC HÀNH 3.1. Protide Phản ứng Biuret: Lấy 3 ống nghiệm: - Ống 1 (ống thí nghiệm): 1ml albumin 1% + 1ml NaOH 10% + vài giọt CuSO4 1%. - Ống 2 (ống chứng): 1ml nước cất + 1ml NaOH 10% + vài giọt CuSO4 1%. - Ống 3: 1ml glycine + 1ml NaOH 10% + vài giọt CuSO4 1%. Lắc đều 3 ống nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích. 3.2. Hydratcarbon 3.2.1. Tinh bột - Cạo nhẹ lên miếng khoai tây. Cho phần bột vừa cạo vào một giọt nước sẵn trên lame. Đậy lamelle. Quan sát ở số bội giác nhỏ thấy các hạt tinh bột như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang số bội giác lớn hơn để thấy rõ các vân tăng trưởng và tâm. Vẽ hình. Thực hành như trên với tinh bột hạt đậu xanh. - Cho 1 giọt dung dịch lugol (iod trong KI) lên lame. Cho 1 giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch lugol  màu tím xanh đặc trưng. - Đun sôi cách thủy ống nghiệm chứa 2 ml hồ tinh bột và 10 giọt HCl đậm đặc. Sau mỗi 2 phút thủy giải, lấy 1 giọt dung dịch trong ống thử và nhỏ lên trên 1 giọt lugol đã để sẵn trên lame. Trong lúc thủy giải ta có những màu gì? Kết luận? Để thực hiện sự thủy phân hoàn toàn cần thời gian bao lâu? Mấy lần thử? 3.2.2. Cellulose Quan sát dưới KHV 1 lát mỏng củ carot trong 1 giọt dung dịch lugol. Vẽ hình vách tế bào tẩm lugol. Dùng giấy thấm hút ráo dung dịch lugol, cẩn thận nhỏ 1 giọt H2SO4 75% vào 1 cạnh của lamelle. Để tự acid ngấm vào lát cắt carot. Quan sát lại trạng thái vách tế bào. Vẽ hình. 3.3. Lipid Emulsion test: Gĩa nhuyễn hạt đậu phộng trong 10 ml cồn tuyệt đối trong cối sạch. Sau đó cho qua giấy lọc, thu lấy phần nước (khoảng 5ml) cho vào ống nghiệm. Thêm 5ml nước, lắc đều. Quan sát và giải thích hiện tượng. BÀI 5: HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME 1. NGUYÊN TẮC: Enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, hiệu suất xúc tác lớn hơn tất cả các chất xúc tác hữu cơ và vô cơ khác. Hoạt động của phần lớn enzyme dễ dàng bị biến đổi dưới tác dụng của các yếu tố hóa lý như nhiệt, pH, các ion kim loại và nhiều chất khác. Các yếu tố này làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzyme. Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thành glucose. Trong môi trường có I2KI (thuốc thử lugol) sẽ tạo màu xanh dương với tinh bột, hay tạo màu đỏ với dextrin có được từ sự thủy phân tinh bột. Điều này sẽ chứng minh tác dụng của amylase. 2. VẬT LIỆU – HÓA CHẤT: 2.1. Vật liệu: Hạt đậu xanh nảy mầm. 2.2. Hóa chất: Amylase, tinh bột, dung dịch lugol, NaCl, HCl, NaOH, CuSO4. 3. THỰC HÀNH: 3.1. Thí nghiệm 1: So sánh tác dụng của các chất xúc tác vô cơ và tác dụng xúc tác của enzyme Cách thực hiện: chuẩn bị 3 ống nghiệm: - Ống nghiệm 1: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước cất, đun sôi cách thủy. - Ống nghiệm 2: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml HCl 1%, đun sôi cách thủy. - Ống nghiệm 3: 5 ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml amylase (hay 1ml nước bọt), để ở nhiệt độ phòng. Sau 15 phút, lấy tất cả các ống ra, làm nguội các ống đun cách thủy, tiến hành các thí nghiệm sau: - Thử phản ứng màu với iode: Lấy 1ml dịch trong mỗi ống nghiệm cho vào đĩa sứ (nhớ đánh số thứ tự tương ứng) thêm vào mỗi đĩa 1 giọt dung dịch lugol. Quan sát, ghi nhận kết quả. - Thử phản ứng Trome: lấy 3 ml dung dịch của mỗi ống trên, cho vào các ống nghiệm đã đánh số tương ứng, thêm vào mỗi ống 1ml NaOH 10% lắc đều và vài giọt CuSO4 3%. Sau đó đem đun. Nếu thấy xuất hiện màu vàng hay đỏ nâu là có glucose, maltose hoặc dextrin phân tử thấp có tính khử. 3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme Nghiền nát 10g hạt đậu xanh đã lên mầm, thêm vào 10ml nước, vắt kỹ qua vải lọc, thu lấy nước lọc có chứa amylase: dung dịch amylase. Đánh số thứ tự từ 1 đến 4 lên 4 ống nghiệm và cho vào mỗi ống nghiệm 2ml tinh bột 1%. Đặt: - Ống 1 vào nồi cách thủy đang sôi. - Ống 2 vào bể ổn nhiệt 50oC. - Ống 3 ở nhiệt độ phòng. - Ống 4 vào nước đá đang tan. Sau 10 phút (để dung dịch đạt nhiệt độ cần thiết), thêm vào mỗi ống 2ml dung dịch amylase. Tiếp tục giữ ở nhiệt độ như trên trong 10 phút. Lấy từ mỗi ống nghiệm 0.5ml cho vào đĩa sứ ở các vị trí tương ứng 1, 2, 3, 4; để một lúc cho đạt nhiệt độ phòng; thêm vào mỗi vị trí vài giọt iode. Quan sát màu, giải thích. 3.3. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt độ enzyme Chuẩn bị 7 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 17. Cho vào mỗi ống 2ml dung dịch pH có các giá trị pH như sau: 8.0; 7.6; 7.2; 6.8; 6.4; 6.0 và 5.6. Thêm vào mỗi ống 5ml dung dịch tinh bột 0,2% trong NaCl 0,1%, lắc đều. Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch amylase, lắc đều. Sau 3 phút, lấy 0,5ml dung dịch của mỗi ống cho lên bảng bằng sứ để thử phản ứng màu với thuốc thử lugol. Cứ sau 5 phút lại thử 1 lần cho đến khi dung dịch của 1 ống nào đó cho phản ứng âm với thuốc thử lugol thì bắt đầu cho vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử lugol. Lắc đều, ghi màu của mỗi ống. Ghi kết quả và nhận xét. BÀI 6. PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM (MITOSE) I. GIỚI THIỆU INTERPHASE VÀ MITOSIS Mitosis là một tiến trình phân chia NST và phân bào xảy ra ở các tế bào eukaryote, tạo ra 2 tế bào con từ một tế bào ban đầu. Các tế bào con giống hệt nhau và giống tế bào bố mẹ. Mitosis diễn ra 4 phase: prophase, metaphase, anaphase và telophase. Interphase không phải là một phần của mitosis. Tiến trình mitosis chỉ xảy ra một giai đoạn rất ngắn trong chu trình tế bào trong khi interphase là một phase rất dài. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào. Interphase gồm 3 giai đoạn G1, S và G2. Hình 1. Chu trình tế bào - Interphase: Tế bào thực hiện các hoạt động trao đổi chất và chuẩn bị cho tiến trình mitosis. Các NST không quan sát rõ rang trong nhân chất nhưng có thể quan sát rất rõ hạch nhân. Tế bào có thể chứa một cặp trung thể. - Prophase: Chất nhiễm sắc trong nhân bắt đầu đóng xoắn và co ngắn thành các NST và có thể quan sát dưới KHV quang học. Hai trung tử được tạo thành do quá trình nhân đôi của trung thể tách nhau ra và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành giữa 2 trung tử. Hạch nhân và màng nhân tiêu biến. - Metaphase: Thoi vô sắc bắt đầu được hoàn chỉnh. NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại, trở thành dạng điển hình đặc trưng cho từng loài. Các NST kép xếp thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo. - Anaphase: 2 chromatide trong từng NST kép dưới tác động co rút của thoi phân bào tách nhau ra tại tâm động tạo thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào. 2n NST kép trở thành 2n NST đơn ở cực tế bào. - Telophase: Màng nhân và hạch nhân xuất hiện trở lại, xuất hiện 2 nhân. Tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ. NST bắt đầu dãn xoắn. 2. HÓA CHẤT – DỤNG CỤ 2.1. Vật liệu: Củ hành đỏ, cát ẩm. 2.2. Hóa chất: Cồn 70o, cồn 90o, HCl 1N, Nước cất, Carmin 1%, Carnoy (cồn 90o: acid acetic = 3:1) 2.3. Dụng cụ: Kim mũi mác, lame và lamelle, giấy thấm, lọ chứa mẫu, đĩa đồng hồ, kẹp. 3. THỰC HÀNH

0 nhận xét:

Đăng nhận xét