Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm

môi trường, phòng chống sự cố nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng về PCCC, phòng chống sự cố môi trường để xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu. Chương trình giám sát môi trường Giám sát chất lượng không khí Vị trí giám sát: Không khí xung quanh và bên trong khu vực sản xuất Vị trí giám sát 01 mẫu đầu hướng gió chủ đạo 01 mẫu cuối hướng gió chủ đạo 01 mẫu gần nhà ăn tập thể 01 mẫu tại nhà xưởng đã xây dựng 1 01 mẫu tại nhà xưởng đã xây dựng 2 01 mẫu tại nhà xưởng mới 1 01 mẫu tại nhà xưởng mới 2 Thông số giám sát: tiếng ồn, bụi, NO2, CO, SO2, Cl2 trong khu vực sản xuất cần bổ sung thêm thông số: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Tần suất giám sát: 02 lần/năm đối với không khí xung quanh và 04 lần/năm đối với không khí trong khu vực sản xuất. Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp ban hành ngày 10/10/2002 quy định về Chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất. Khí thải tại nguồn Vị trí giám sát 01 mẫu sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi 1; 01 mẫu sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi 2. Thông số: bụi, NO2, CO, SO2, lưu lượng, nhiệt độ. Tần suất: 04 lần/năm Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Giám sát chất lượng nước thải Vị trí giám sát: sau hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD, COD, SS, Nitơ tổng, photpho tổng, dầu mỡ động thực vật. Tần suất giám sát: 6 tháng/lần. Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh: Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nam Tân Uyên được quy định trong báo cáo ĐTM của KCN đã được phê duyệt Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại Chủ đầu tư sẽ thường xuyên kiểm tra việc phân loại chất thải rắn tại nguồn trong Dự án, cũng như đối với các đơn vị chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn để đảm bảo chất thải rắn phát sinh được phân loại đúng và được thu gom hợp lý. Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại) Thông số giám sát: lượng thải, thành phần chất thải; Tần suất giám sát: 04 lần/năm Các số liệu trên thường xuyên được cập nhật hóa, đánh giá và ghi nhận kết quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, chúng tôi sẽ khắc phục ngay và báo cáo cho các cấp có thẩm quyền tại địa phương chỉ đạo và giải quyết. MỞ ĐẦU Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Đến nay toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Khu công nghiệp Nam Tân Uyên nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý rất thuận lợi gần các cảng biển, cảng nội địa, thuận lợi cho việc giao thương với các nước cũng như nhập khẩu nguyên, vật liệu cho quá trình sản xuất. Qua quá trình thăm dò thị trường, Công ty TNHH MTV Huy phát nhận thấy nhu cầu tiêu thụ cũng như khả năng phát triển các sản phẩm gỗ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới hiện nay khá mạnh mẽ. Từ đó, Công ty TNHH MTV Huy phát đã quyết định mở rộng đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến và bảo quản gỗ từ công suất 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm. Dự án được xây dựng tại Lô P1 đường D16, khu công nghiệp Nam Tân Uyên thuộc ấp 5, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nhà máy chế biến và bảo quản gỗ hiện hữu của Công ty TNHH MTV Huy phát đã được cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 93/QĐ-BQL ngày 21/12/2011 của Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương. Trong giai đoạn này, Nhà máy chỉ bắt đầu hoạt động sơ chề gỗ từ tháng 09/2013(chiếm 15% trong 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm). Trước đó, Công ty thương mại gỗ cho các đơn vị khác (chiếm 85% trong 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm). Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005và Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 – Quy định về đánh giá tác động nôi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Công ty TNHH MTV Huy phát đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” nhằm đánh giá các tác động tiêu cực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng và hoạt động. Trong đó, gỗ thành phẩm được sản xuất từ Nhà máy là 4.500 m3/năm (30%) và 10.500 m3/năm (70%) sẽ thương mại lại với các đơn vị khác. Dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” là dự án thuộc loại dự án mở rộng, nâng công suất. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án nêu trên. 1.3. Thông tin về KCN Nam Tân Uyên KCN Nam Tân Uyên đã các cơ quan chức năng cấp các quyết định sau: Quyết định số 974/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 04 tháng 08 năm 2004 về việc Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN số 1 Nam Tân Uyên tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. Giấy xác nhận số 1722/TCMT của Tổng cục Môi trường cấp ngày 04 tháng 10 năm 2010 về việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN số 1 Nam Tân Uyên” trước khi vận hành chính thức. Quyết định số ……/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 09/11/2010 Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng KCN Nam Tân Uyên mở rộng của Công ty CP KCN Nam Tân Uyên”. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Dự án “Mở rộng nhà xưởngg, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” được đánh giá dựa trên các phương pháp sau: Các phương pháp ĐTM Phương pháp liệt kê Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án; Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường,…; Dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp so sánh Đánh giá chất lượng môi trường không khí, đất và chất lượng dòng thải trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Phương pháp ma trận môi trường Sử dụng để thiết lập và phân tích mối quan hệ định tính giữa các hoạt động và quy mô, mức độ tác động môi trường của dự án, đồng thời để chọn lọc và đánh giá các tác động môi trường quan trọng, chủ yếu của dự án. Phương pháp chuyên gia Tham khảo các ý kiến, kinh nghiệm về đánh giá tác động môi trường nhằm loại bỏ các phương án đánh giá ít khả thi, đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu các tác động môi trường quan trọng của dự án một cách khả thi và hiệu quả. Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp đánh giá nhanh áp dụng các hệ số ô nhiễm, các mô hình tính toán do tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm định lượng nhanh hậu quả ô nhiễm do các hoạt động của dự án. Phương pháp kế thừa Phương pháp kế thừa nhằm sử dụng các nguồn số liệu tổng hợp lấy từ kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học, các dự án có tính chất tương đồng về công nghệ, các kết quả nghiên cứu, quan trắc, đo đạc của các cơ quan chức năng về các vấn đề có liên quan; Các phương pháp khác Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế, bao gồm: - Địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn; - Khí tượng thủy văn; - Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống cấp nước; - Hệ thống cấp điện; - Hệ thống thoát nước mưa; - Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt; - Hệ thống đường giao thông; - Hệ thống phòng cháy chữa cháy; - Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án; - Khảo sát chất lượng môi trường không khí; - Khảo sát chất lượng môi trường đất. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Phương pháp đo đạc, phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, chất lượng nước và môi trường đất. 4. Tổ chức thực hiện ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” do Công ty TNHH MTV Huy phát làm chủ đầu tư với sự tư vấn của Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt. Chủ dự án - Chủ dự án : Công ty TNHH Một Thành Viên Huy phát - Trụ sở chính : Số 30/39, khu phố Nhị Đồng, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương - Điện thoại : 0650.3653780 Fax: 0650.3653782 - Đại diện : LÊ HUY PHÁT Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc Đơn vị tư vấn - Đơn vị : Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt - Địa chỉ : 20/2, Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.Hồ Chí Minh. - Điện thoại : 08. 54273434 – 08.62741380 Fax: 08. 5427.3427 - Đại diện : NGUYỄN QUANG VINH Chức vụ: Giám đốc Quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau - Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên, môi trường; điều kiện kinh tế xã hội; báo cáo kinh tế kỹ thuật và các văn bản, tài liệu khác có liên quan. - Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương pháp chuẩn bao gồm lấy mẫu phân tích đặc tính nước thải và chất lượng môi trường không khí. Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế – xã hội khu vực xung quanh. - Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu, tham khảo ý kiến chuyên gia, đánh giá các tác động do hoạt động của dự án đến các thành phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực. - Lập báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM theo đúng trình tự quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét