Gợi ý trả lời
Văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tồn tại và phát triển
trong một hồn cảnh lịch sử đặc biệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học giai
đoạn này là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
I. Khuynh hướng sử thi:
- Văn học đề cập tới những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận
chung của cộng đồng, của tồn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nơ lệ.
- Nhà văn quan tâm chủ yếu đế những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa u nước
và chủ nghĩa anh hùng; nhìn con người bằng con mắt có tầm bao qt của lịch sử, có tầm
vóc dân tộc và thời đại.
- Nhân vật chính trong tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số
phận mình với số phận của đất nước, kết tinh những phẩm chất cao q của cả cộng đồng.
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, nghĩa vụ cơng dân, ý thúc chính trị, ở lẽ
sống lớn, tình cảm lớn.
- Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, đẹp một cách tráng lệ và hào
hùng.
II. Cảm hứng lãng mạn:
Cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kì này chủ yếu thể hiện ở cảm hứng khẳng
định cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới sự khẳng định phương diện lí tưởng
của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện
niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
TUN NGƠN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
I. KIẾN THỨC TÁI HIỆN
Câu 1 : Anh ( chị ) hãy nêu giá trị lịch sử, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ
thuật bản Tun ngơn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Gợi ý trả lời
- Giá trị lịch sử: Xét ở góc độ lịch sử, có thể coi Tun ngơn Độc lập là lời tun
bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xố bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thốt
khỏi thân phận thuộc địa để hồ nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước
độc lập, dân chủ và tự do.
- Giá trị tư tưởng: Xét trong mối quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của nhân
loại ở thế kỷ XX, có thể coi Tun ngơn Độc lập là tác phẩm kết tinh lý tưởng đấu
tranh giải phóng dân tộc và tinh thần u chuộng độc lập, tự do. Cả hai phẩm chất
này được coi như một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một
trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa
nhân đạo của nhân loại trong thế kỷ XX.
- Giá trị nghệ thuật: Xét ở bình diện văn chương, Tun ngơn Độc lập là một bài
văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực,
giàu sức thuyết phục, ngơn ngữ gợi cảm hùng hồn.
11
Câu 2 : Cho biết đối tượng và mục đích mà bản Tun ngơn Độc lập hướng
tới ?
Gợi ý trả lời
- Về đối tượng: Bản Tun ngơn Độc lập khơng chỉ nói với một đối tượng “
đồng bào” và “ thế gới” chung chung, mà trước hết nhằm vào bọn đế quốc Mỹ, Anh,
Pháp, đặc biệt là Pháp, cùng Đồng minh.
- Về mục đích:
+ Bản Tun ngơn khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Bao hàm cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo quyệt của thực dân
Pháp trước dư luận quốc tế với âm mưu cướp nước ta một lần nữa.
+ Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam và quyền độc lập, tự do của dân tộc ta.
Câu 3 : Giải thích vì sao bản Tun ngơn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu
bằng việc trích dẫn hai bản Tun ngơn Độc lập của Mỹ và Tun ngơn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp ?
Gợi ý trả lời
- Trong bản Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tun ngơn
của Mỹ và của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tun ngơn của Việt Nam.
- Đó là những Tun ngơn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận.
- Mặt khác Người trích Tun ngơn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và
phe Đồng minh. Người trích Tun ngơn của Pháp để sau đó buộc tội Pháp lợi dụng
lá cờ, tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của
chính bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
Câu 4 : Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác và phong cách nghệ
thuật của Hồ Chí Minh.
+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp
Cách mạng, nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngồi mặt trận.
- Người ln chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh ln xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận
để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng và độc đáo, hấp
dẫn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền
thống và hiện đại. Ở mỗi thể loại sáng tác, Người lại có phong cách riêng, độc đáo,
hấp dẫn và có giá trị bền vững:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng
chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp
- Truyện và ký: mang tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ
thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ ca:
12
Thơ tun truyền: lời lẽ giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ nhớ, dễ
thuộc
Thơ nghệ thuật: viết theo cảm hứng thẩm mĩ, hình thức cổ thi, có sự hài hòa
độc đáo giữa bút pháp thơ cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình và chất chiến đấu.
Câu 5 : Hồn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của “Tun ngơn độc lập” (Hồ
Chí Minh)
+ Hồn cảnh ra đời
- Cách mạng tháng tám thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt
Bắc về Hà Nội, Người soạn thảo bản Tun ngơn độc lập và đọc tại Quảng trường Ba
Đình, ngày 02/09/1945.
- Đây là thời điểm đất nước vơ cùng khó khăn. Bọn đế quốc, thực dân đang
chuẩn bị chiếm lại nước ta. Qn đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào phía bắc,
đằng sau là đế quốc Mĩ. Qn đội Anh tiến vào phía Nam, đằng sau là lính viễn chinh
Pháp. Lúc này thực dân Pháp tun bố : Đơng Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp
bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đơng Dương đương nhiên thuộc về
người Pháp.
+ Về mục đích:
- Bản Tun ngơn khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
- Bao hàm cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo quyệt của thực dân Pháp
trước dư luận quốc tế với âm mưu cướp nước ta một lần nữa.
- Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam và quyền độc lập, tự do của dân tộc ta.
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài 1 : Bình luận về sức thuyết phục của bản Tun ngơn Độc lập của Hồ Chí
Minh.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài : Giới thiệu giá trị to lớn của Tun ngơn Độc lập, trong đó nhấn
mạnh đến sức thuyết phục của bản Tun ngơn…
b. Thân bài :
- Bình luận về đối tượng mà bản Tun ngơn hướng tới khơng chỉ đồng bào ta,
mà còn có nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân
Pháp…
- Bình luận vì sao Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tun ngơn nổi tiếng của
Pháp và Mỹ. Và từ tun ngơn về quyền con người trong Tun ngơn Độc lập của
Mỹ, Người “suy rộng ra” quyền của các dân tộc.
- Bình luận về những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra để vạch trần tội ác của
Pháp với nhân dân ta, sự phản bội phe Đồng minh của Pháp…
- Bình luận về những lí lẽ Người đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm
lược Việt Nam của thực dân Pháp…
- Hồ Chí Minh nhắc nhiều đến quyền, đến sự thật chính là để khẳng định
quyền của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạng giành chính quyền của Việt Nam…
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, lý lẽ sắc sảo, Người đã thuyết phục
tồn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam…
13
c. Kết bài: Tun ngơn Độc lập là một văn kiện lịch sử vơ giá. Một trong những
giá trị to lớn của nó chính là sức thuyết phục của một áng văn chính luận được coi
như “ thiên cổ hùng văn”.
Đề bài 2: Mở đầu bản Tun ngơn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
hồ Hồ Chí Minh viết :
“Hỡi đồng bào cả nước ,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tun ngơn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy
rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do .
Bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói :
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự
do và bình đẳng về quyền lợi” .
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được” .
(Trích Tun ngơn Độc lập – Hồ Chí Minh )
Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện
nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận .
Gợi ý làm bài.
a. Mở bài :
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đọc bản
Tun ngơn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào .
- Bản Tun ngơn Độc lập vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn vừa là một
áng văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ đanh thép, lời lẽ hùng hồn
đầy sức thuyết phục.
b. Thân bài :
- Phân tích giá trị nội dung tư tưởng
Đoạn văn khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do của dân tộc ta cũng như các dân tộc khác trên thế giới .
Hồ Chí Minh đồng tình với những tư tưởng tiến bộ của các bản Tun ngơn
Độc lập của Mỹ và Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng ba cuộc cách mạng, ba bản Tun
ngơn của nước Việt Nam, Mỹ, Pháp nhằm quốc tế hố vấn đề độc lập của dân tộc ta.
Đoạn văn muốn gợi lại niềm tự hào cao cả của lịch sử dân tộc Việt Nam về
các triều đại: Đinh, Lý, Trần, cùng sánh vai với các triều đại Hán, Đường, Tống,
Ngun đã được Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngơ Đại Cáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm chuẩn bị phê phán bản chất phản động của thực
dân Pháp đi ngược lại tư tưởng tiến bộ của tổ tiên họ đã 80 năm qua chúng đến cướp
nước ta, áp bức đồng bào ta .
14
- Phân tích giá trị nghệ thuật
Hồ Chí Minh đã dẫn chứng chính xác, từ ý tưởng lời văn hai bản Tun ngơn
Độc lập của Mỹ và Pháp để tạo cơ sở pháp lý, dùng lời nói của đối phương để so
sánh, phản bác âm mưu và hành động trái với cơng lý của chúng, dùng nghệ thuật
“gậy ơng đập lưng ơng”
Đoạn văn dùng lý lẽ đanh thép, tư duy lý luận sáng tạo “suy rộng ra” , đưa
vấn đề độc lập của dân tộc Việt Nam thành vấn đề tiêu biểu cho phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới .
Lập luận của đoạn văn chặt chẽ bằng cách sử dụng nhiều câu văn khẳng định
để phủ định những nội dung phản động của hai đế quốc Mỹ và Pháp .
Lời văn mạnh mẽ, trong sáng dễ hiểu làm tăng thêm sức thuyết phục bằng lý
lẽ của đoạn văn .
c. Kết bài : Tóm lại, qua phân tích đoạn văn ta thấy được giá trị nổi bật về nội
dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận khéo léo của Hồ Chí Minh . Có thể nói đây là
một trong những đoạn văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn súc tích, vừa có giá trị lịch
sử vừa có giá trị văn chương bền vững .
Với những gi trị đó, Tun ngơn Độc lập đã khẳng định một chân lý lớn về dân tộc
“Khơng có gì q hơn độc lập tự do” với cảm hứng trang trọng, giọng văn tha thiết
hùng tráng. Chính Hồ Chí Minh cũng “thấy sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn
làm báo của mình .
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ ĐỀ VĂN
VỀ BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
----A. CÂU HỎI (2 điểm)
Câu 1 : Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Quang Dũng.
Gợi ý trả lời :
Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, q ở làng Phượng Trì,
huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
Trước 1945, ơng học ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ơng tham gia qn đội. Từ
sau 1954, ơng là biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng
Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh
tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khống, đậm chất lãng mạn.
Các tác phẩm chính: Mây đầu ơ, Thơ văn Quang Dũng…
Năm 2001, ơng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
15
Câu 2 : Trình bày hồn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Gợi ý trả lời :
Tây Tiến là một đơn vị qn đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng qn đội
Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
Địa bàn đóng qn và hoạt động của đồn qn Tây Tiến khá rộng nhưng chủ yếu là ở
biên giới Việt – Lào.
Chiến sĩ Tây Tiến phần đơng là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong
những hồn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hồnh hành dữ dội. Tuy vậy,
họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948
rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng
viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.
Câu 3 : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến ?
Gợi ý trả lời :
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Thể hiện ở cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí
tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tơ đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ
về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sơng nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.
- Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ khơng che giấu cái bi, nhưng bi mà khơng lụy. Cái bi được thể hiện bằng
một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.
+ Người lính Tây Tiến ln hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái
chết cũng được tác giả bao bọc trong khơng khí hồnh tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng
vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng ln gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng
hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác
phẩm.
Câu 4 : Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng.
Gợi ý trả lời :
16
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
CHUYÊN đề ôn THI tốt NGHIỆP THPT môn NGỮ văn HAY NHẤT
04:32
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét