- Một trong những đặc điểm của quản trị là: Đối tượng tác động chủ
yếu là con người
- Một trong những đặc điểm của quản trị là:Thực hiện các mục tiêu của
tổ chức với hiệu quả cao.
- Tầm quan trọng của khoa học quản trị so với nghệ thuật quản trị: Tùy
theo từng tình huống.
- Hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi có ít nhất 2 người trở lên.
- Tổ chức là: Tập hợp người được sắp đặt có hệ thống nhằm thực hiện
một mục tiêu nhất định.
- Trong quản lý nhóm, hoạt động thuộc về hoạt động hoạch định là xây
dựng kế hoạch, xây dựng mục tiêu và đảm bảo các thành viên hiểu rõ
mục tiêu chung.
- Trong quản lý nhóm, điều khiển là động viên, giải quyết xung đột
như thế nào.
ÔN TẬP CHƢƠNG 2: MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ
- Sinh viên cần nắm sơ đồ các yếu tố tác động đến doanh nghiệp: bao
gồm môn trường bên trong (nội bộ) và môi trường bên ngoài.
- Môi trường hoạt động của tổ chức là: Môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài.
- Môi trường bên trong là những gì của doanh nghiệp, dễ kiểm soát. Tìm
hiểu môi trường bên trong để xác định danh mục các điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp.
- Môi trường bên ngoài là những gì nằm ngoài doanh nghiệp, khó kiểm
soát. Tìm hiểu môi trường bên ngoài để xác định danh mục các cơ hội,
nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Phân biệt môi trường bên trong và bên ngoài bằng các thuật ngữ: của
doanh nghiệp, doanh nghiệp đang sử dụng…. thì là yếu tố bên trong.
Nếu chỉ là yếu tố nói chung như: trình độ công nghệ của đất nước, tiến
bộ chung của xã hội, của các doanh nghiệp nói chung… thì đây là các
yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: các phát biểu sau đây thuộc yếu tố bên ngoài.
+ Những ứng dụng có ích từ khoa học máy tính và công nghệ kỹ thuật
số..là thuộc.
+ Tiến bộ trong nhận thức của xã hội…
Ví dụ: các phát biểu sau đây thuộc yếu tố bên trong
+ Vấn đề bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị mà tổ chức đang sử dụng.
+ Đổi mới công nghệ trong tổ chức…
- Một yếu tố môi trường chỉ thuộc 1 nhóm: hoặc bên trong, hoặc bên
ngoài. Không có môi trường nào vừa là yếu tố môn trường bên trong,
vừa là yếu tố môi trường bên ngoài.
- Yếu tố Chính trị - pháp luật bao gồm: đưa ra các chính sách, quy định
được làm và không được làm, duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng,
chống độc quyền, chống bán phá giá.
- Yếu tố môi trường kinh tế bao gồm: Thu nhập và sức mua của người
dân, chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp….
CHƢƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH
Nội dung 1: khái niệm hoạch định
- Hoạch định là liên quan đến 2 nội dung quan trọng là xây dựng mục
tiêu và phương án hành động. Nhà quản trị thông qua mục tiêu của tổ
chức sẽ phối hợp các hoạt động nhằm xây dựng, lựa chọn hệ thống kế
hoạch nhằm thực hiện mục tiêu này. Nếu có những từ như sứ mạng, tầm
nhìn thì không phải là hoạch định. Mà phải có mục tiêu và có kế hoạch
hành động.
- Hoạch định là nghiên cứu thực trạng để định hướng hoạt động cho
tương lai.
- Hoạch định nhằm giúp các nhà quản trị xác định những mục tiêu.
Phân loại hoạch định: có 2 loại là hoạch định chiến lược và hoạch định
tác nghiệp.
+ Kế hoạch chiến lược: là những kế hoạch hướng đến việc hoàn thành
các mục tiêu bao quát, tìm kiến các cơ hội trong dài hạn của tổ chức.
Đây là những kế hoạch chỉ sử dụng 1 lần – không phải là kế hoạch
thường trực.
+ Các kế hoạch tác nghiệp: Những kế hoạch thường trực, những tình
huống thông thường có thể giải quyết, những hành động lặp lại. Việc
xây dựng các chính sách, quy định, kế hoạch ngân sách không phải là kế
hoạch tác nghiệp mà là kế hoạch thường trực
- Muốn làm hoạch định thì phải theo 1 quá trình cụ thể:
+ Bước 1 : xác định mục tiêu. Nghĩa là nhà quản trị muốn đưa công ty
đến đâu.
+ Bước 2: Hoạch định chiến lược. Nghĩa là xác định những đường
hướng hoạt động quan trọng, tổng quát
+ Bước 3: Hoạch định tác nghiệp. Nghĩa là các kế hoạch cụ thể để đạt
được mục tiêu.
Nội dung 2: Mục tiêu của doanh nghiệp
- Mục tiêu của tổ chức là nền tảng của công tác hoạch định.
- Mục tiêu dùng để chỉ các kết quả cụ thể mà tổ chức cần phấn đấu đạt
được.
- Mục tiêu quản trị quan trọng nhất là phải rõ ràng và mang tính định
lượng (có thể đo lường được)
- Nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu tổ chức là mục tiêu phải thực tế,
phải đo lường được, không được mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu có thể
dài hạn hay ngắn hạn, có thể quan trọng hay không quan trọng…
- Một cách thức xây dựng mục tiêu rất hiệu quả là quản trị bằng mục tiêu
(MBO – Management By Objective). Nghĩa là mọi thành viên trong tổ
chức hợp tác để thực hiện mục tiêu chung thông qua quá trình quản lý kế
hoạch & thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Theo phương pháp MBO, nếu nhà quản trị sử dụng phong cách lãnh
đạo theo phong cách tự do sẽ làm tăng hiệu quả quản trị.
- Theo phương pháp MBO, cá nhân ra quyết định cho mục tiêu của
mình. Tập thể không ra quyết định cho mục tiêu hay áp đặt mục tiêu cho
từng thành viên trong cty.
Nội dung 3: Các công cụ xây dựng kế hoạch chiến lược:
- Ma trận BCG:
+ Trục hoàng là suất tăng trưởng thị trường. từ 10% trở lên là thị trường
có tốc độ tăng trưởng cao.
+ Trục hoành là thị phần tương đối của SBU: Nếu công ty có thị phần
lớn nhất thì SBU sẽ nằm phía bên trái trục tung. Nếu không phải là lớn
nhất thì SBU đó sẽ nằm bên phải của trục tung
- SBU (Strategic Business Units) là: Đơn vị kinh doanh chiến lược.
- Theo ma trận BCG, ô “cash cow”có đăc điểm: Suất tăng trưởng thị
trường thấp nhưng thị phần tương đối cao.
- Theo ma trận BCG, khi thị phần thấp nhưng suất tăng trưởng tương đối
cao là đăc điểm của ô: Question marks (dấu hỏi).
- Theo ma trận BCG, sử dụng chiến lược gặt hái đối với SBU của ô:
Cash cow (túi tiền).
Ma trận những khuôn mẫu chu kỳ đời sống
- Những khuôn mẫu chu kỳ đời sống (của hãng tư vấn Arthur D.Little
Inc) bao gồm các giai đoạn: phôi thai, tăng trưởng, phát triển, suy thoái.
Không có giai đoạn bão hoà.
Ma trận các chiến lược tổng loại của Michacel Porter:
- Theo M.Porter, “Dẫn đầu hạ giá” là chiến lược làm ra những sản phẩm
khá chuẩn nhưng giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh nhờ quản lý tốt chi
phí. Không phải làm những sản phẩm giá rẻ bằng mọi thứ để cạnh
tranh.
- Các chiến lược thuộc nhóm “những chiến lược tổng loại” của M. Porter
là tạo sự khác biệt (vượt trội), tập trung trọng điểm, Dẫn đầu hạ giá. Đây
đều là các chiến lược phát triển. Không có các chiến lược suy giảm như
thu hẹp thị phần.
Ma trận SWOT
- S:strength – điểm mạnh
- W: weakness: điểm yếu
- O là Opportunities: cơ hội
- T: threatens: nguy cơ.
Cụ thể:
- Chiến lươc S/O là chiến lược: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để
tận dụng cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược W/T: là chiến lược phòng thủ (tức chiến lược tối thiểu hóa
những điểm yếu & tránh những mối đe doạ)
- Chiến lược W/O là chiến lược: Tận dụng cơ hội bên ngoài để cải thiện
điểm yếu bên trong.
CHƢƠNG 4: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
Trắc nghiệm môn quản trị học có đáp án
04:30
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét