Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN ĐỀ HIỆU QUẢ ÔN THI ĐẠI HỌC

thôi. Mùa hè các bạn nên uống nhưng đi thi mà các bạn uống nhiều nước là đang tự giết chết mình đấy. 4. Bàn trống, không gian iên tĩnh: bình thường, bạn có thể bừa bộn, nhưng từ giờ đến cuối tháng hãy dọn dẹp gọn gàng 1 tí đi nhé. Sau đó là không gian iên tĩnh, hãy nhắc mọi người trong gia đình không làm phiền trong quá trình bạn học bài. 5. Cất hết điện thoại, máy tính, nghe nhạc… đi: không nói nhiều về cái này nữa, đỗ hay không tùy thuộc vào thái độ học tập của các bạn thôi. Tốt nhất là tắt nguồn, nghỉ fb, game và tránh xa nó một tháng đi nhé các bạn (ad nghĩ hẻm phải lên TYHH cập nhật nữa đâu, tập trung học đi :P) II. Luyện đề Để đạt hiệu quả trong quá trình làm đề, tôi khuyên các bạn nên làm theo các bước sau: “Làm đề - Xem lại đề - Ngẫm đề - Làm lại đề”. Cụ thể là như sau: 1. Làm đề: Bắt đầu, ngồi vào bàn với đề thi, giấy nháp… đã chuẩn bị trước và bấm giờ để làm đề. Nhớ là các bạn nên bấm giờ và làm trong đúng 90 phút đối với môn trắc nghiệm và 180 phút đối với tự luận giống hệt thi Đại Học nhé. Hãy tuân theo quy luật “Làm câu dễ trước, câu khó sau” . Các bạn nên chia bài thi thanh 4 lượt làm bài như sau: - Lượt 1: Làm lí thuyết. Với làm lí thuyết, các bạn sẽ có lợi như sau: + Các bạn có thể dễ dàng nhận biết được câu lí thuyết đó các bạn có thể làm được hay không. Câu nào làm được làm được ngay, câu nào không làm được thì sẽ không làm được. + Làm lí thuyết sẽ gợi lại các kiến thức cho các bạn có thể làm bài tập sau này nhờ phương pháp liên tưởng. Ngoài ra, khi các bạn xác định làm lí thuyết trước thì sẽ không mất thời gian đọc các câu bài tập giúp bắt nhịp đề thi nhanh hơn cũng như tránh ảnh hưởng tâm lí ngay từ đầu làm bài. Đề thi có khoảng 50% đề thi, các bạn sẽ làm được khoảng 3 phần 4 số này (tương đương với khoảng 2-4 điểm). - Lượt 2: Làm những câu cực dễ (câu cho không). Trong đề sẽ có rất nhiều những câu bài tập rất dễ (câu cho không, câu gỡ điểm). Sau khi làm xong lí thuyết thì các bạn dành thời gian làm ngay những câu này. Những câu này chiểm khoảng 2 điểm trong đề thi (đối với năm 2015 có thể nhiều hơn.) - Lượt 3: Làm những câu đọc đề và cảm thấy có vẻ làm được. Những bài nào là những bài có vẻ làm được? Đó là những bài đọc đề xong cảm giác những bài có định hướng ban đầu, những bài thấy dấu hiệu bài toán, những bài “hơi hơi” phức tạp. Những bài này có mức độ khó Sau khi làm xong 3 đợt trên nghĩa là bạn đã làm khoảng 90% đề thi. Chuyển sang lượt thứ 4. - Lượt 4: Những câu khó và cực khó. Đây là lần làm cuối cùng, lượt cuối cùng dành để làm khoảng 5 câu khó nhất trong đề. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu và năng lực học của bản thân mà các bạn có thể bỏ qua các bước khác nhau. Ví dụ, mục tiêu của bạn là 8 điểm thì các bạn không nên dành thời gian làm những câu khó của lượt 4 mà dành thời gian nhiều hơn đề làm những lượt trên một cách kĩ hơn để đạt điểm số tối đa. Ngoài ra, trong 4 lượt trên (đối với học sinh mục tiêu thấp hơn có thể làm 3 lượt) thì các bạn chỉ nên làm trong 75 phút đầu tiên. Thời gian còn lại để kiểm tra bài, đáp án và xử lí những câu “nghi ngờ”. Trên đây là phương pháp làm 1 đề thi Đại Học, các bạn cũng nên áp dụng nó cho thi thử luôn để làm quen dần. Sau khi hết giờ, dừng lại, chấm điểm, so đáp án và xem thử bản thân hoàn thành được bao nhiêu điểm với đề thi đó. Đừng quên lưu lại kết quả để xem lực học có tiến bộ hơn không nhé. Và bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo: 2. Xem lại đề và “ngẫm đề”. Đối với tôi, xem lại đề và ngẫm đề có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với việc các bạn luyện đề thi rất, rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó lại thường bị các bạn bỏ qua trong quá trình luyện đề. Vậy, xem lại đề và ngẫm đễ là gì? Xem lại đề: Là sau khi làm xong đề, các bạn dành thời gian xem lại toàn bộ đề một lần, xem thử câu nào đúng, câu nào sai và đặc biệt khi đó phải trả lời được câu hỏi TẠI SAO SAI? – nhất là đối với những câu lí thuyết. * Đối với những câu biết mà vẫn sai thì cần: Xem lại kĩ một lần, đánh dấu và ghi chú (ra một cuốn ghi chú) để đọc lại một lần vào cuối ngày (nhớ là trước khi đi ngủ, đọc lại các ghi chú của bài học hôm đó một lần). Ngoài ra, cần đặc biết cẩn thận, đọc kĩ đề không bị lừa. ** Đối với những câu không biết thì cần: Đọc lại lí thuyết phần đó một lần, thật kĩ và tóm tắt lại một lần bằng cách vẽ sơ đồ tư duy (nếu bạn không biết vẽ sơ đồ tư duy có thể tóm tắt bằng cách thông thường). Cuối ngày sử dụng sơ đồ tư duy đó để xem lại một lần. Ngẫm đề: Khi làm một việc gì, bạn dành thời gian suy nghĩ lại về nó thì bạn sẽ làm tốt hơn trong lần tiếp theo. Và luyện đề cũng vậy. Sau khi làm xong đề, các bạn dành khoảng 5 – 10 phút, cầm tờ đề trên tay và lướt qua một lần và suy nghĩ lại những vấn đề sau: - Bạn làm tốn thời gian nhất ở phần nào? - Bạn sai những câu nào nhiều nhất? - Phần lí thuyết, bài tập dễ của đề bị sai bao nhiêu câu, tại sao sai? Và các vấn đề khác nữa mà bạn tự nghĩ nhé! Sau đó, hãy khắc phục chúng bằng cách đọc lại phần ở trên nhé. Đó là làm xong đề ở lần 1. Làm hãy làm lại đề đó vào lần 2 (và lần 3 nếu có thời gian) với những lưu ý sau: 3. Làm lại đề Sở dĩ người ta nói “làm 10 đề đạt 7 điểm thi Đại Học” là hoàn toàn có cơ sở cả (cơ sở đó tôi sẽ không phân tích tại đây nữa). Chính vì vậy, để đạt hiểu quả tối đa trong phương pháp tôi khuyến nghị các bạn hãy làm lại đề khi luyện đề ít nhất là 2 lần. Lưu ý răng, làm lại đề quan trọng không kém so với làm đề lần 1. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả các bạn hãy: - Làm lại đề lần 2 trong thời gian khoảng 60 phút là đủ. - Thời gian làm lại đề là sau đó khoảng 1 tuần sau khi làm lần 1. - Nếu đề các bạn làm cách đây khá lâu (cách bạn nên làm lại đề mà mình đã tham gia thi thử một lần nữa). Như vậy, phương pháp của bản thân tôi đến đây là kết thúc. Chúc các bạn thành công! Một số lưu ý nhỏ nhưng hiệu quả lớn:  Hãy rủ một người bạn (một người thôi) lực học tương đương và thực sự nghiêm túc luyện đề cùng. Khi làm xong thì cùng nhau trao đổi về đề, tại sao sai, bị lừa… sẽ phát huy hiệ quả cao hơn.  Nhắc lại một lần nữa, hãy tập trung. Còn 20 ngày cho các bạn chạy nữa thôi.  Hãy tránh xa cái điện thoại, máy tính, facebook… ra.  Hãy đi dạo, vận động nhẹ, ra ngoài hít thở vào mỗi chiều thay vì ôm khư khư cái điện thoại check facebook. Cái đầu của các bạn căng lắm rồi.  Sử dụng đồng hồ xem giờ thay vì điện thoại. Nhắc thêm lần nữa, ném điện thoại đi.  Còn rất nhiều nhưng cuối cùng là: Hãy tự lo cho mình, ý thức quyết định tới thành công của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét