Số Reynold:
b. Tiết diện thay đổi lớn đột ngột
Tổn thất:
Trong đó:
D1- đường kính ống dẫn vào;
D2- đường kính ống dẫn ra.
c. Tiết diện nhỏ đột ngột
Tổn thất :
D1- Đường kính ống dẫn ra
D2- Đường kính ống dẫn vào.
d. Tiết diện thay đổi lớn từ từ.
Tổn thất:
e. Tiết diện thay đổi nhỏ từ từ .
- 11 -
Tổn thất: ∆p = 0
f. Vào ống dẫn
Tổn thất áp suất được tính theo công thức sau:
Trong đó hệ số thất thoát ợ E được chia thành hai trường hợp như ở bảng sau:
g. Ra ống dẫn
Tổn thất áp suất được tính theo công thức
sau:
- 12 -
h. ống dẫn gãy khúc
i. Tổn thất áp suất ở van
k. Tổn thất trong hệ thống thủy lực
1.7. Độ nhớt và yêu cầu đối với dầu thủy lực
1.7.1. Độ nhớt
Độ nhớt là một trong những tính chất quan trọng nhất của chất lỏng.
Độ nhớt xác định ma sát trong bản thân chất lỏng và thể hiện khả năng
chống biến dạng trượt hoặc biến dạng cắt của chất lỏng. Có hai loại độ
nhớt:
a. Độ nhớt động lực
- 13 -
Độ nhớt động lực ỗ là lực ma sát tính bằng 1N tác động trên một đơn vị
diện tích bề mặt 1m2 của hai lớp phẳng song song với dòng chảy của chất
lỏng, cách nhau 1m và có vận tốc 1m/s.
Độ nhớt động lực ỗ được tính bằng [Pa.s]. Ngoài ra, người ta còn dùng
đơn vị poazơ (Poiseuille), viết tắt là P.
1P = 0,1N.s/m 2 = 0,010193kG.s/m2
1P = 100cP (centipoiseuilles)
Trong tính toán kỹ thuật thường số quy tròn:
1P = 0,0102kG.s/m2
b. Độ nhớt động
Độ nhớt động là tỷ số giữa hệ số nhớt động lực ỗ với khối lượng riêng ủ
của chất lỏng:
Đơn vị độ nhớt động là [m2/s]. Ngoài ra, người ta còn dùng đơn vị stốc (
Stoke),viết tắt là St hoặc centistokes, viết tắt là cSt.
1St = 1cm2/s = 10-4m 2/s
1cSt = 10-2St = 1mm2/s
c. Độ nhớt Engler (E0)
Độ nhớt Engler (E0) là một tỷ số quy ước dùng để so sánh thời gian
chảy 200cm3 dầu qua ống dẫn có đường kính 2,8mm với thời gian chảy
của 200cm3 nước cất ở nhiệt độ 200C qua ống dẫn có cùng đường kính,
ký hiệu: E0 = t/tn
Độ nhớt Engler thường được đo khi đầu ở nhiệt độ 20, 50, 1000C và ký
hiệu tương ứng với nó: E020, E050, E0100.
1.7.2. Yêu cầu đối với dầu thủy lực
Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng chất lỏng làm việc là độ
nhớt, khả năng chịu nhiệt, độ ổn định tính chất hoá học và tính chất vật lý,
- 14 -
tính chống rỉ, tính ăn mòn các chi tiết cao su, khả năng bôi trơn, tính sủi
bọt, nhiệt độ bắt lữa, nhiệt độ đông đặc.
Chất lỏng làm việc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+/ Có khả năng bôi trơn tốt trong khoảng thay đổi lớn nhiệt độ và
áp suất;
+/ Độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ;
+/ Có tính trung hoà (tính trơ) với các bề mặt kim loại, hạn chế
được khả năng xâm nhập của khí, nhưng dễ dàng tách khí ra;
+/ Phải có độ nhớt thích ứng với điều kiện chắn khít và khe hở của
các chi tiết di trượt, nhằm đảm bảo độ rò dầu bé nhất, cũng như tổn
thất ma sát ít nhất;
+/ Dầu phải ít sủi bọt, ít bốc hơi khi làm việc, ít hoà tan trong nước
và không khí, dẫn nhiệt tốt, có môđun đàn hồi, hệ số nở nhiệt và
khối lượng riêng nhỏ.
Trong những yêu cầu trên, dầu khoáng chất thoả mãn được đầy đủ nhất.
- 15 -
Chương II: Cơ cấu biến đổi năng lượng
2.1. Bơm và động cơ dầu (mô tơ thủy lực)
2.1.1. Nguyên lý chuyển đổi năng lượng
Bơm và động cơ dầu là hai thiết bị có chức năng khác nhau. Bơm là thiết
bị tạo ra năng lượng, còn động cơ dầu là thiết bị tiêu thụ năng lượng này. Tuy
thế kết cấu và phương pháp tính toán của bơm và động cơ dầu cùng loại giống
nhau.
a. Bơm dầu: là một cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để biến cơ năng
thành năng lượng của dầu (dòng chất lỏng). Trong hệ thống dầu ép thường chỉ
dùng bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách
thay đổi thể tích các buồng làm việc, khi thể tích của buồng làm việc tăng, bơm
hút dầu, thực hiện chu kỳ hút và khi thể tích của buồng giảm, bơm đẩy dầu ra
thực hiện chu kỳ nén.
Tuỳ thuộc vào lượng dầu do bơm đẩy ra trong một chu kỳ làm việc, ta có
thể phân ra hai loại bơm thể tích:
+/ Bơm có lưu lượng cố định, gọi tắt là bơm cố định.
+/ Bơm có lưu lượng có thể điều chỉnh, gọi tắt là bơm điều chỉnh.
Những thông số cơ bản của bơm là lưu lượng và áp suất.
b. Động cơ dầu: là thiết bị dùng để biến năng lượng của dòng chất lỏng
thành động năng quay trên trục động cơ. Quá trình biến đổi năng lượng là dầu có
áp suất được đưa vào buồng công tác của động cơ. Dưới tác dụng của áp suất,
các phần tử của động cơ quay.
Những thông số cơ bản
của động cơ dầu là lưu lượng
của 1 vòng quay và hiệu áp suất
ở đường vào và đường ra.
2.1.2. Các đại lượng đặc trưng
a. Thể tích dầu tải đi
- 15 -
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016
Giáo trình tự động hóa thủy khí ĐH bách khoa Hà Nội
11:32
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét