Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Kỹ thuật bào chế thuốc viên và phương pháp kiểm nghiệm

TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net Ngoài các polyme tạo màng, còn dùng thêm các chất làm dẻo để tăng độ dẻo dai, đàn hồi của màng như: PGE, glycerin… Tá dược bao có thể được hoà tan vào dung môi hữu cơ rồi đưa bao. Tuy nhiên dung môi hữu cơ dễ gây độc, ô nhiễm môi trường và có thể gây cháy. Do đó, hiện nay người ta có hướng bao hỗn dịch. Phân tán tá dược bao vào chất dẫn phân cực (nước, cồn…) dưới dạng hỗn dịch rồi đưa bao. Các chất dẫn này bay hơi chậm hơn do đó quá trình bao kéo dài nhưng an toàn và dễ thực hiện hơn. III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIÊN NÉN 1. Tiêu chuẩn dược điển Theo DĐVN, yêu cầu kỹ thuật chung của thuốc viên nén bao gồm: 1.1. Độ rã: DĐVN quy định dùng thiết bị ERWEKA hoặc các thiệt bị tương tự. Mỗi lần thử 6 viên: không được còn cặn trên mặt lưỡi của đĩa đậy, nếu còn cặn thì chỉ là một khối mềm không có nhân khô rắn sờ thấy được. Nếu viên bị dính vào các đĩa , thì làm lại thử nghiệm trên 6 viên khác nhưng không cho vào ống. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên rã hết. Môi trường thử là nước cất 37oC ±2 Viên nén không bao phải rã trong vòng 15 phút Viên bao bảo vệ rã trong vòng 30 phút. Viên bao tan trong ruột phải chịu được môi trường HCL 0,1M trong 2h và phãi rã trong hệ đệm phosphat pH 6,8 trong vòng 60 phút. Viên tan trong nước phãi rã trong vòng 3 phút. Viên sủi bọt rã trong vòng 5 phút. Viên sủi bọt rã trong vòng 5 phút 1.2. Độ đồng đều khối lượng Thử với 20 viên. Độ lệch cho phép theo bảng sau: Khối lượng trung bình Chênh lệch so với khối lượng của viên trung bình Tới 80 mg 10 80 – 250 mg 7,5 >250 mg 5 1.3. Độ đồng đều hàm lượng Áp dụng cho viên có hàm lượng dược chất ít hơn 2mg hoặc ít hơn 2% khối lượng trung bình. Nếu có một viên nằm ngoài giới hạn 84 – 115% hàm lượng trung bình. Nếu có một viên nằm ngoài giới hạn trên nhưng nằm trong giới hạn 75 – 125% hàm lượng trung bình thì thử lại với 20 viên khác. Thuốc đạt yêu cầu nếu trong 30 viên không có quá 1 viên nằm ngoài 85 – 115% và không có viên nào nằm ngoài 75 – 125% hàm lượng trung bình. 11 TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net Viên tan trong nước không thử độ đồng đều hàm lượng 1.4. Định lượng Thử với 10- 20 viên theo chuyên luận riêng, tính hàm lượng hoạt chất trong mỗi viên theo khối lượng trung bình của viên 1.5. Trắc nghiệm hoà tan Thiết bị đánh giá là máy hoà tan, theo USP gồm thiết bị kiểu giỏ quay, kiểu cánh khuấy và kiểu dòng chảy Trắc nghiệm hoà tan áp dụng cho viên nén chứa được chất ít tan. Viên đã thử độ tan không cần thử độ rã. 2. Tiêu chuẩn nhà sản xuất 2.1. Độ mài mòn Thử theo thiết bị ERWEKA hoặc ccs dụng cụ tương tự Thiết bị bao gồm một trống quay được gắn với một motơ ở tốc độ nhất định. Cho viên đã cân chính xác tới mg vào trông quay (10 – 20 viên) và quay trong khoảng thời gian nhất định (100 vòng). Lấy viên ra, sàng sạch bột và cân lại khối lượng. Tính độ mài mòn (% khối lượng viên bị mất). Nếu không có quy định riêng độ mài mòn không được quá 3% 2.2. Độ cứng Xác định bằng thiết bị đo độ cứng Nguyên tắc: Tác động 1 lực qua đường kính viên cho đến lúc viên bị vỡ. Xác định lực gây vỡ viên. Giới hạn lực gây vỡ viên tuỳ thuộc vào từng loại viện IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SKD VIÊN NÉN 1. Ảnh hưởng của đường dùng – cách dùng Phần lớn viên nén được dùng để uống, do đó ở đây chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của đường tiêu hoá đến SKD của viên. Đường dùng theo quan niệm sinh dược học, chính là môi trường giải phóng, hoà tan và hấp thụ dược chất từ viên nén. Môi trường này thay đổi rất nhiều trong đường tiêu hoá tuỳ theo từng vùng khác nhau: Khoang miệng, ruột… V. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN 5.1. Định nghĩa Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị liều, chứa một hay nhiều hoạt chất. Thuốc được sản xuất bằng cách nén nhiều khối tiểu phân đồng đều. Các tiểu phân gồm một hay nhiều hoạt chất, có hoặc không có thêm tá dược, các chất màu, chất làm thơm theo quy định. Các tiểu phân này được tạo thành có thể do xát hạt (khô, ướt) hoặc trộn đều hoạt chất với tá dược. 5.2. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử 12 TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net 5.2.1. Tính chất Viên nén thường có dạng hình trụ dẹt, hai đãy phẳng hoặc cong, có thể khắc chữ, ký hiệu hoặc rãnh. Cạnh và thành viên lành lặn. Màu sắc đồng nhất. Cách thử: bằng cảm quan 5.2.2. Độ rã Nếu không có quy định riêng thì tiến hành thử và đánh giá theo “Phép thử độ rã viên nén và viên nang” 5.2.3. Độ đồng đều khối lượng Cân chính xác 20 viên bất kỳ và xác định khối lượng trung bình của viên. Cân riêng khối lượng từng viên và so sánh khối lượng trung bình từ đó tính ra khoảng giới hạn của giá trị trung bình. Không được quá 2 viên có khối lượng chênh lệch quá khoảng giới hạn của khối lượng trung bình và không được có viên nào có chênh lệch quá gấp đôi độ lệch tính theo tỷ lệ phần trăm. Nếu có yêu cầu thử độ đồng đều hàm lượng thì không phải thử độ đồng đều khối lượng. 5.2.4. Độ đồng đều hàm lượng Nghiền mịn riêng từng viên và tiến hành thử và đánh giá như đối với thuốc bột. 5.2.5. Độ hoà tan Chỉ thực hiện khi có yêu cầu được chỉ dẫn trong chuyên luận riêng. Nếu không có trong chuyên luận riêng thì thử và đánh gái thao “Phép thử tốc độ hoà tan của viên nén và viên tan” 5.2.6. Định tính Tiến hành định tính theo các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn, viên nén phải cho các phản ứng của các hoạt chất có trong chế phẩm 5.2.7. Định lượng Cân 20 viên, xác định khối lượng trung bình viên. Nghiền mịn. Tiến hành định lượng theo các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn, hàm lượng của những hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép. 5.2.8. Tạp chất (nếu có) Khi có yêu cầu sẽ chỉ dẫn trong chuyên luận riêng 5.3. Các loại viên nén 5.3.1. Viên nén không bao Gồm các viên nén được bào chế bằng cách nén các hạt gồm dược chất, tá dược. Viên nén loại này không chứa một thành phần nào để thay đổi sự giải phóng hoạt chất trong đường tiêu hoá. Khi bẻ gẫy viên nén 13 TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net một lớp và quan sát bằng kính lúp thì thấy đồng nhất, không có lớp bao ngoài. 5.3.2. Viên bao Viên bao có bề mặt nhẵn, thường có màu, được đánh bóng. Lấy một phần viên đã bẻ gẫy, quan sát dưới kính lúp, thấy rõ nhân được bao bằng một lớp hay nhiều lớp. 5.3.3. Viên bao bền với dịch vị dạ dày Viên được bao bằng lớp bao bền với dịch vị dạ dày nhưng lại tan được trong dịch ruột do sử dụng các chất bao là cellacephate và các polymer 5.3.4. Viên nén sủi bọt Là viên nén không bao có chứa các acid và carbonat hoặc hydrocarbonat, chúng phản ứng với nhau rất nhanh khi có mặt của nước và giải phóng CO2, đồng thời hoà tan hay phân tán hoạt chất trong nước trước khi dùng. 5.3.5. Viên ngậm Viên ngậm thường là viên nén không bao được điều chế để các thành phần và hoạt chất giải phóng dần và tác dụng tại chỗ, giải phóng và hấp thụ ở dưới lưỡi hoặc ở các phần khác trong miệng. 5.3.6. Viên nén tan trong nước Viên nén tan trong nước là viên nén không bao, hoà tan trong nước. Dung dịch tạo thành có thể hơi đục nhẹ. 5.3.7. Viên nén phân tán trong nước Viên nén phân tán trong nước là viên nén không bao phân tán trong nước thành các tiểu phân 5.3.8. Viên nén thay đổi giải phóng hoạt chất Thường là viên bao hoặc không bào, được điều chế bằng cách thêm các tá dược đặc biệt hoặc điều chế theo phương pháp đặc biệt nhằm thay đổi tốc độ giải phóng hoặc vị trí giải phóng của thuốc. Viên nén thay đổi giải phóng hoạt chất thường không yêu cầu thử độ rã mà phải thử tốc độ hoà tan. Ví dụ: viên nén acid ascorbic – DĐVN trang 6 Viên bao ibuprofen – DĐVN trang 141 14

0 nhận xét:

Đăng nhận xét